THƯƠNG HIỆU ROSENSE VÀ “VÙNG ĐẤT THÁNH” CỦA HOA HỒNG

Không có nhận xét nào

Ít ai biết rằng nhiều nhà sản xuất, nhiều thương hiệu hoá mỹ phẩm, dược phẩm đã và đang sử dụng nguyên liệu tách chiết từ nguồn cung cấp hoa hồng lớn nhất nằm tại Isparta, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi hình thành nên thương hiệu Rosense. 



1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG HIỆU

Thương hiệu Rosense là thương hiệu của Hiệp hội Hoa hồng Gülbirlik.

Năm 1954, Hiệp hội Gülbirlik được thành lập, toạ lạc tại thủ phủ hoa hồng Isparta của Thổ Nhĩ Kỳ, là hiệp hội hoa hồng lớn nhất tại địa phương gồm 6 nhà máy, 8.000 hộ trồng trọt, 4 dây chuyền sản xuất tinh dầu và 2 dây chuyền sản xuất nước hoa hồng.

Tại đây xử lý 300 tấn cánh hoa hồng mỗi ngày trong suốt mùa vụ bằng cách chưng cất trong các nồi bằng đồng nguyên chất. Sản xuất ra 100% tinh dầu hoa hồng Isparta tinh khiết và nước hoa hồng.

Là nguồn cung cấp chủ đạo sản phẩm tinh dầu hoa hồng và nước hoa hồng cho các thương hiệu nước hoa và mỹ phẩm hàng đầu thế giới, Gülbirlik cam kết chỉ sản xuất các sản phẩm chất lượng cao.

Năm 1998, Gülbirlik bắt tay vào sản xuất một loạt các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da dưới nhãn hiệu Gülbirlik. Thành công của những sản phẩm này đã thúc đẩy Gülbirlik thành lập thương hiệu ROSENSE vào năm 2003 và đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. 

Ngày nay, Rosense được bán chính thức ở nhiều quốc gia, bao gồm Đức, Vương quốc Anh, Hà Lan, Canada, Úc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nhật Bản và Trung Quốc,... 

Kể từ năm 2010, Gülbirlik đã bắt đầu chuyển sang trồng hoa hồng theo phương pháp hữu cơ để sản xuất tinh dầu và nước hoa hồng hữu cơ. Hợp tác xã này hiện được xem là đơn vị lãnh đạo, dẫn đầu trong việc hữu cơ hoá ngành tách chiết hoa hồng.

Các sản phẩm và hệ thống quản lý của Rosense đạt các chứng chỉ ISO 9001: 2008, ISO 22000: 2005 và GMP ISO 22716.


2. HOA HỒNG TẠI VÙNG ISPARTA – THỔ NHĨ KỲ

Hoa hồng Damacus nổi tiếng với hương thơm tinh tế và là giống hồng được trồng thương mại phục vụ cho ngành nước hoa, hoá mỹ phẩm. 

Chúng còn được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm, làm trà thảo dược. 

Lịch sử phát triển của giống hoa này tại khu vực ISPARTA, Thổ Nhĩ Kỳ đã có hơn 100 năm.



“ Người ta hay gọi ISPARTA là xứ sở hoa hồng “

Sau cuộc chiến giữa Nga và Ottoman, năm 1877-1878, người Thổ Nhĩ Kỳ phải rời Bulgaria để lại phía sau những vườn hoa hồng và các nhà máy chưng cất. 

Người dân đã cố gắng trồng hoa hồng ở một số vùng của Anatolia. Tuy nhiên, chỉ có khu vực Isparta có điều kiện thời tiết và đất đai hoàn hảo.

Ngành sản xuất hoa hồng ở Isparta bắt đầu nhờ Müftüzade Gülcü İsmail Efendi vào những năm 1870, khi ông mang hoa hồng từ Thung lũng hoa hồng của Bulgaria, cách Isparta 1.215 km về trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ, giúp thay đổi cấu trúc kinh tế và xã hội của thành phố.


3. TẠI SAO HOA HỒNG TẠI ISPARTA LẠI TỐT NHẤT

Vùng Isparta, có điều kiện khí hậu và đất đai lý tưởng cho sản xuất tinh dầu hoa hồng. 

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 53,5 ° F, lượng mưa trung bình hàng năm là 643 mm, độ ẩm trung bình là 61%.

Số ngày nắng trung bình hàng năm là 122 và thời gian nắng trung bình hàng ngày là 7,5 giờ.

Số giờ nằng vào thời kỳ ra hoa (tháng 5-6) là 8,5-10,5 giờ/ngày.

Nhiệt độ trung bình hàng tháng là 59-68 ° F.

Lượng mưa trung bình hàng tháng là 45-30 kg / m2.

Độ ẩm không khí trung bình hàng tháng là giữa 50-60%.

Đặc tính đất của Isparta là cát, sâu và thoát nước tốt với đất chứa đủ chất hữu cơ, với độ pH 6-7.



4. KỸ THUẬT CHƯNG CẤT KHÔNG HOÁ CHẤT

Tinh dầu hoa hồng Rosense được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất Otto. So với tinh dầu được làm bằng phương pháp tách dầu hiện đại thì phương pháp Otto có khả năng lưu giữ hương hoa hồng nguyên chất hơn.

Hoa hồng sau khi thu hoạch được làm sạch rác, tách lấy cánh hoa và tiến hành chưng cất bằng các nồi chưng cất bằng đồng. Không có chất bảo quản hoá học nào được sử dụng, cũng như không sinh ra các dẫn xuất khác.

Trong quá trình chưng cất, những chiếc nồi lớn truyền thống bằng đồng có sức chứa 3 tấn sẽ được cho vào 1.5 tấn nước cùng 0.5 tấn cánh hoa, đun sôi nhỏ lửa trong 90 phút.

Ở lần chưng cất đầu tiên, nước bốc hơi và kéo theo tinh dầu hoa hồng và được ngưng tụ trong bình chứa. Quá trình này thu được một lượng tinh dầu rất cô đặc, chiếm 20% dung tích thành phẩm.

Phần nước sau khi tách dầu kể trên sẽ lại được chưng cất lần nữa, kết quả là thu được dung dịch gồm các thành phần hoà tan được của hoa, phần này chiếm 80% thành phẩm.

Nhưng việc tinh chế vẫn còn trải qua nhiều bước nữa để cho ra sản phẩm tinh dầu và nước hoa hồng đạt chuẩn, vì quá trình trồng, chế biến để ra thành phẩm rất khó nhọc, và lượng thành phẩm không nhiều, nên các sản phẩm này có giá không rẻ.

Với 500kg hoa hồng Damacus tươi, sau 1.5 giờ chưng cất, mới thu được 50kg dung môi tinh dầu hoa hồng và dùng phương pháp Otto mới thu được 1kg tinh dầu hoa hồng. Mỗi giọt tinh dầu hoa hồng đều chứa đựng tinh tuý ngàn năm làm nên đẳng cấp sản phẩm.



Không có nhận xét nào

Đăng nhận xét