Chăm sóc da bị mụn hoặc đang trong quá trình điều trị mụn là cực kỳ thiết yếu vì đây là công đoạn quan trọng, “tiếp sức” cho làn da giúp quá trình điều trị và phục hồi da diễn ra nhanh hơn. Những chia sẻ dưới đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân mình để lấy lại làn da đẹp, không hề có dấu vết của mụn và vết thâm như hiện nay.Hãy cùng danhgiamypham tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Lưu ý:
→ Da bị mụn dù do nguyên nhân nào thì cũng yếu và dễ bị tổn thương hơn da bình thường, nếu không chăm sóc đúng cách thì mụn hòa toàn có khả năng quay trở lại và có thể sẽ nặng hơn.
→ Các tác động ngoại lực do nặn hoặc điều trị mụn sẽ phá vỡ cấu trúc collagen-elastin trên da, khiến các khối cơ trên da bị chảy xệ, da không còn trơn mịn, dễ tạo ra nếp nhăn và khoảng lõm. Thêm vào đó là tác động oxy hóa do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên sẽ khiến da dễ bị sẹo và vết thâm. Những tổn thương da này sẽ mất thời gian để phục hồi và nếu không được dưỡng và điều trị đúng cách, vết thâm và sẹo mụn sẽ khó có thể cải thiện.
→ Chúng ta không nên dùng tay sờ lên các vết mụn hoặc tự ý nặn mụn vì sẽ khiến vết mụn bị nhiễm khuẩn và bị lây lan mụn.
→ Điều trị mụn đối với rất nhiều người là quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều sự kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ. Các bạn đừng vội nản chí khi giai đoạn đầu chưa cảm nhận được hiệu quả của những sản phẩm mình đang dùng để điều trị hay cảm thấy mụn bị nổi nhiều hơn. Bởi đôi khi đó là quá trình thúc đẩy mụn ẩn dưới da bật lên để làn da sạch mụn về sau.
→ Xin đừng lạm dụng các sản phẩm dưỡng da, trị mụn, bởi việc cung cấp quá nhiều dưỡng chất hoặc dùng kháng sinh trị mụn trong thời gian dài cũng sẽ khiến da bạn quá tải, bị bít tắc lỗ chân lông hoặc kháng kháng sinh và mụn sẽ có nguy cơ nổi nhiều hơn.
Bước 1: Làm sạch da
Làm sạch da là khâu tối quan trọng trong quá trình chăm sóc da mụn. Chỉ khi làn da sạch sẽ, không có bụi bẩn, bã nhờn thì mới ngăn ngừa nguy cơ nổi mụn mới và giúp các vết mụn cũ nhanh lành hơn. Làm sạch da gồm 3 công đoạn:
👍 Tẩy trang (buổi tối): dù bạn không trang điểm mà chỉ dùng kem chống nắng thì vẫn phải tẩy trang vì sữa rửa mặt không thể nào làm sạch hết dầu nhờn và kem chống nắng bám trên da. Với da mụn, bạn nên dụng nước tẩy trang dạng nước (micellaire water) hoặc dạng dầu tẩy trang (cleansing oil) có tính chất dịu nhẹ, thành phần tẩy trang từ thiên nhiên, không chứa cồn hay chất tẩy mạnh. Chúng ta nên dùng bông tẩy trang thấm nước/dầu tẩy trang, lau mặt theo hướng từ dưới lên, tránh chà xát mạnh gây tổn thương da.
👍 Tẩy tế bào chết (1 lần/ tuần): tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các chất bẩn tích tụ, gây bít tắc lỗ chân lông, giúp thanh lọc lớp biểu bì. Khi da bị mụn, các bạn nên chọn các sản phẩm tẩy tế bào chết chứa thành phần dịu nhẹ, dạng gel không chứa các hạt cứng, hoặc dạng hóa học nồng độ thấp.
👍 Rửa mặt (buổi sáng và buổi tối): dù là da mụn hay da thường thì sữa rửa mặt là sản phẩm làm sạch không thể thiếu cho da. Đối với da mụn, các bạn nên chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn, paraben, chất tẩy rửa mạnh
Bước 2 (buổi sáng và buổi tối): Cấp ẩm bằng toner
Có rất nhiều sản phẩm cấp ẩm với thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ dành cho da mụn hoặc da nhạy cảm. Riêng mình thì giai đoạn điều trị mụn mình chỉ cấp ẩm bằng nước hoa hồng nguyên chất. Bởi nước hoa hồng ngoài tác dụng cấp ẩm còn có tác dụng se khít lỗ chân lông và kháng viêm, cũng hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong quá trình điều trị mụn.
Bước 3: Dùng sản phẩm đặc trị mụn (nếu cần)
👍 Với làn da chỉ thỉnh thoảng xuất hiện một vài nốt mụn thì miếng dán mụn hoặc một số loại kem chấm mụn là lựa chọn an toàn cho da, nhằm kháng khuẩn và làm xẹp đầu mụn.
👍 Với làn da bị mụn viêm hoặc nổi nhiều mụn, việc sử dụng các sản phẩm trị mụn là cần thiết trong quá trình điều trị mụn. Tuy nhiên, các bạn không nên sử dụng tùy ý các sản phẩm trị mụn mà nên theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu hoặc tìm lời khuyên của những người có kinh nghiệm điều trị da mụn.
👍 Cá nhân mình lúc bị mụn thì mình không dùng các sản phẩm trị mụn chuyên sâu mà mình đã tới spa điều trị để lấy nhân mụn đồng thời dùng tinh chất trị mụn bùn khoáng Biển Chết để kháng viêm và hạn chế sự lây lan của mụn.
Bước 4 (nếu cần): Dùng sản phẩm dưỡng ẩm/ trị vết thâm, sẹo
👍 Đồng ý rằng da mụn cũng cần được dưỡng ẩm, nhưng việc dùng các sản phẩm chứa dưỡng chất lên da mụn, nếu không đúng cách sẽ bị phản tác dụng, khiến mụn sẽ mọc nhiều hơn và lây lan. Da mụn vốn yếu và bị tổn thương, nên chúng ta chỉ dùng lượng dưỡng chất ít hơn phân nửa da thường và tránh dùng lên đầu mụn. Và chúng ta cũng chỉ nên dùng tinh chất dưỡng ẩm vào buổi tối, còn ban ngày các bạn nên thay thế bằng kem chống nắng có tính chất dưỡng ẩm.
👍 Riêng đối với da bị mụn viêm, nổi nhiều mụn thì mình khuyên các bạn chỉ dùng các sản phẩm dưỡng sau quá trình điều trị mụn.
👍 Các sản phẩm điều trị vết thâm, sẹo cũng chỉ nên dùng sau quá trình điều trị mụn để tránh tình trạng bí da, viêm nhiễm do dùng quá nhiều sản phẩm điều trị cùng lúc.
Bước 5 (buổi sáng): Dùng kem chống nắng
Như đã đề cập ở trên, ánh nắng mặt trời sẽ khiến da dễ bị tổn thương hơn, vì vậy, mình nghĩ rằng việc dùng kem chống nắng cho da mụn là cần thiết. Tuy nhiên, vẫn là tùy theo mức độ bị mụn và chỉ dẫn của bác sĩ mà các bạn xem xét có nên dùng kem chống nắng trong quá trình điều trị da hay không. Với những bạn chỉ bị mụn nhẹ hoặc mụn ẩn, thì việc sử dụng kem chống nắng là điều nên làm. Và các bạn nên chọn kem chống nắng kiềm dầu tốt, không bị nhờn rít và không cấp ẩm quá nhiều. Vì những loại kem chống nắng chứa quá nhiều thành phần dưỡng ẩm sẽ khiến da nhờn, tiết dầu và mụn có thể lên nhiều hơn. Độ chống nắng của kem cũng không nên quá cao, từ mức SPF30 tới tối đa là SPF50. Nhiều người cho rằng nên thoa lại kem chống nắng sau tầm 3-4h với những kem chống nắng có độ SPF như trên, song trải nghiệm của bản thân mình là phải rửa mặt lại sau đó mới thoa lại kem chống nắng, vì nếu thoa thêm lớp kem mới trên nền lớp kem cũ vô tình sẽ giữ lại lớp bụi bẩn, nhờn trên khuôn mặt, gây bít tắc lỗ chân lông.
😕Bước bổ sung: Đắp mặt nạ, liệu có cần thiết?
👌 Mình thấy việc đắp mặt nạ cho da mụn là không nên, vì lượng dưỡng chất trong mặt nạ rất đậm đặc trong khi da mụn thường yếu và không hấp thụ được lượng dưỡng chất như vậy, sẽ gây ra tình trạng quá tải cho da.
👌 Nếu các bạn đắp mặt nạ cho da mụn thì nên chọn các mặt nạ đặc trị dành cho da mụn, có tính chất kháng khuẩn, chống viêm, không nên chọn mặt nạ dưỡng chất thông thường. Hoặc các bạn có thể sử dụng mặt nạ nén và nước hoa hồng làm mặt nạ cấp ẩm, đắp trong thời gian ngắn. Đây là loại mặt nạ rất đơn giản, vừa giúp cấp ẩm vừa an toàn cho da.
Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn chăm sóc và cải thiện là da của mình. Và lưu ý cuối cùng của mình là việc chăm sóc da không phải là yếu tố kiên quyết để đẩy lùi mụn và vết thâm. Các bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và rèn luyện cơ thể nữa. Khi cơ thể chúng ta lấy lại được cân bằng thì không những da mà những vấn đề khác về sức khỏe sẽ được cải thiện. Chúc các bạn luôn có làn da xinh tươi, đầy sức sống.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét