Yoga là những bài tập giúp cải thiện sức khỏe, tinh thần của con người. Khác với gym hay nhiều bài tập khác, Yoga đề cao tính nội lực bên trong của mỗi người. Ngày nay, loại hình có nguồn gốc từ Ấn Độ này đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Thảm tập yoga là một trong những dụng cụ không thể thiếu đối với những người yêu thích bộ môn này. Việc lựa chọn một thảm tập chất lượng sẽ hỗ trợ cho quá trình tập luyện của bạn trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Vậy nên hiện nay trên thị trường nước ta, thảm tập Yoga loại nào tốt? Cùng xem những thông tin dưới đây để biết chi tiết nhé
Thảm tập Yoga có tác dụng gì?
Giữ vệ sinh
Phần lớn trong các bài tập Yoga, cơ thể người tập tiếp xúc rất nhiều với sàn nhà. Do đó, để giữ vệ sinh, bạn nhất thiết phải có một chiếc thảm tập. Nhất là khi cơ thể người tập luôn tiết ra mồ hôi, việc tiếp xúc với sàn nhà bẩn sẽ rất mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chống đau
Với các động tác cần sử dụng đầu gối và khuỷu tay làm vật đỡ thì công dụng này của thảm tập sẽ được biểu hiện rõ. Khi cả trọng lực cơ thể dồn hết vào 2 bộ phận trên và chúng tiếp xúc với nền nhà cứng thì sẽ rất đau và không thể duy trì lâu. Do đó, với độ mềm nhất định, thảm tập sẽ giúp người tập khắc phục được điều này.
Giúp cân bằng
Trong Yoga, có rất nhiều bài tập đòi hỏi bạn cần phải giữ cân bằng tốt. Trong những trường hợp bạn đứng bằng một chân, 2 tay trở thành trọng lực nâng đỡ cơ thể hay thân nhoài tới trước… thì mặt nhám của Yoga sẽ giúp bạn chống trơn trượt và giữ vững được cơ thể, tránh bị ngã.
Cách chọn thảm tập Yoga
Dựa vào chất liệu thảm Yoga
Khi lựa chọn thảm tập Yoga, theo các huấn luận viên thì yếu tố đầu tiên bạn nên lưu ý là chất liệu tạo nên sản phẩm. Bởi lẽ, đây là yếu tố quyết định quan trọng đến vấn đề chất lượng của tấm thảm tập.
Trên thị trường nước ta hiện nay có 3 loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất để sản xuất thảm tập Yoga. Đó là: TPE, PVC và NBR. Ngoài ra, cũng có những loại thảm tập làm từ vải, da hoặc sợi đay, sợi gai dầu nhưng không phổ biến.
#1. Thảm tập Yoga TPE
TPE (Thermoplastic Elastomer) là chất liệu được làm từ cao su tự nhiên và đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Một số lĩnh vực sản xuất thường sử dụng TPE có thể kể đến như là: dụng cụ văn phòng, đồ chơi, xe hơi, giày da, thiết bị y tế, dây điện,… Đối với thảm Yoga thì TPE chỉ vừa mới được sử dụng gần đây.
Ưu điểm của thảm tập Yoga TPE:
Độ đàn hồi cao, hiệu quả chống đau tốt
Độ bám dính tốt, khả năng chống trượt vượt trôi
Khả năng chịu lực rất cao, nâng cao thời hạn sử dụng
Được gia công theo quy trình ép khuôn bằng nhiệt. Do đó, không chứa các chất độc hại, an toàn khi tiếp xúc với da
Có thể tái sử dụng được, thân thiện với môi trường
Nhược điểm của thảm tập Yoga TPE:
Giá thành cao hơn so với các loại thảm tập khác. Hiện tại, giá của các thảm tập Yoga được làm từ vật liệu này giao động từ 500 – 2.000.000 VNĐ/ 1 thảm
Tác dụng của Thảm yoga, Cách chọn mua thảm tập yoga tốt nhất hiện nay
#2. Thảm tập Yoga PVC
PVC (Polyvinyl Clorua) là chất liệu được tạo nên từ việc tổng hợp chất VinylClorua. Đây là một loại nhựa không mùi, được sử dụng sớm nhất trong ngành công nghiệp. Đối với thảm tập Yoga, hầu hết các sản phẩm hiện nay đều được sản xuất từ chất liệu này.
Ưu điểm của thảm tập Yoga PVC
Phổ biến, có thể tìm mua ở bất kỳ đâu
Giá thành rẻ so với các loại thảm được làm từ các chất liệu khác. Hiện tại, giá của thảm tập Yoga PVC trên thị trường chỉ giao động từ 90.000 – 200.000 VNĐ/thảm
Thời hạn sử dụng tương đối lâu: 6 – 12 tháng. Tùy vào người dùng
Nhược điểm của thảm tập Yoga PVC
Khi mới sử dụng, sản phẩm có mùi nhựa nồng rất khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng trong quá trình tập, nhất là khi hít thở
Sau một thời gian ngắn sử dụng, chất lượng sản phẩm sẽ giảm: độ đàn hồi không tốt, thảm bị xẹp, các hạt nhựa bị bong rơi ra,…
Khó vệ sinh sạch sẽ
Không thân thiện với môi trường, mất hàng chục năm mới phân hủy được
#3. Thảm tập Yoga NBR
NBR (Nitrile-Butadiene Rubber) hay còn gọi là cao su Nitrile. Đây là vật liệu được sản xuất từ chất đồng đẳng của Butadien và Acrylonitrile. Trong công nghiệp, NBR được dùng phổ biến để sản xuất các thiết bị yêu cầu có tính chịu dầu cao. Đối với việc sản xuất thảm tập Yoga, NBR không được sử dụng phổ biến như 2 vật liệu trên
Ưu điểm của thảm tập Yoga NBR
Độ dày cao nên đem lại tính êm ái vượt trội.
Độ bền tương đối cao
Nhược điểm của thảm tập Yoga NBR
Quá dày nên khi thực hiện các động tác cần giữ thăng bằng sẽ bị ảnh hưởng
Nên chọn thảm Yoga chất liệu nào?
Như các bạn có thể thấy, thảm tập Yoga làm từ chất liệu PVC, TPE hay NBR đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, khi chọn, bạn nên tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mình để có thể chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Loại thảm Yoga làm từ chất liệu PVC có đặc điểm giá thành rẻ nhưng bù lại không được bền. Do đó, thích hợp cho bạn nào không có khả năng kinh tế, muốn tiết kiệm hoặc muốn tập thử Yoga để xem có hợp không, thời gian tập Yoga không thường xuyên.
Đối với loại thảm Yoga làm từ chất liệu TPE có đặc điểm tuy giá thành cao nhưng bù lại khả năng đàn hồi tốt và thời gian sử dụng được lâu. Do đó, thích hợp cho những người tập Yoga lâu năm, muốn theo đuổi loại hình này.
Còn với loại thảm Yoga làm từ chất liệu NBR vì có đặc điểm dày nên chúng thích hợp cho người tập đang mắc chứng đau lưng, đau gối. Mặt khác, với khả năng cách nhiệt với sàn tốt, chúng cũng phù hợp để bạn sử dụng cho mùa đông. Khi nhiệt độ sàn nhà quá lạnh, bạn không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe thì đây là giải pháp tốt cho bạn.
Dựa vào kích thước thảm Yoga
Lựa chọn một thảm tập Yoga theo tiêu chí kích thước có nghĩa là bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với chiều dài và bề ngang của cơ thể bạn. Sao cho, khi tập luyện các động tác của Yoga, toàn bộ cơ thể của bạn sẽ nằm gọn trong tấm thảm. Cụ thể, lựa chọn tấm thảm có chiều dài không được ngắn hơn chiều cao của bạn. Bên cạnh đó, chiều rộng thảm cũng không được hẹp hơn độ dài vai của bạn.
#1. Khả năng đàn hồi
Đàn hồi là khả năng của vật có thể trở về tình trạng ban đầu khi có vật khác đè lên hoặc tác dụng lực vào gây biến dạng. Một vật có khả năng đàn hồi tốt tức là có thể quay trở lại tình trạng ban đầu ngay lập tức sau khi lực rút ra khỏi vật.
Khi lựa chọn thảm tập, bạn nên chọn những sản phẩm có khả năng đàn hồi tốt. Bởi lẽ, khi tập Yoga, cơ thể chúng ta hầu như đều ở trên tấm thảm và thời gian tấm thảm phải chịu lực nặng từ cơ thể chúng ta là 100% thời gian tập.
Do đó, nếu một thảm tập không có khả năng đàn hồi tốt sẽ rất nhanh chóng tạo ra những điểm lồi lõm trên mặt phẳng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng tấm thảm mà còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng tập luyện.
#2. Độ dày
Xét về độ dày tấm thảm tập Yoga, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại: 1.5mm – 3mm, 3mm- 5mm, 5mm – 6mm, 7mm – 8mm. Bạn nên tùy thuộc vào thể trạng của bản thân, độ cứng mặt sàn tập cũng như những bài tập cụ thể để lựa chọn thảm tập có độ dày phù hợp.
Về thể trạng của bản thân
Nếu bạn là người đang mắc chứng đau đầu gối, lưng, khớp tay, khớp chân và các bệnh liên quan về xương thì nên chọn những thảm Yoga có độ dày lớn. Những sản phẩm này có độ êm mềm phù hợp, giúp xương khớp của bạn không bị đau khi tiếp xúc với mặt phẳng.
Ngược lại, nếu bạn không mắc các chứng trên thì có thể chọn bất cứ loại thảm nào với độ dày bất kỳ. Tuy nhiên, không nên chọn loại thảm có độ dày quá lớn vì sẽ ảnh hưởng để khả năng tạo thăng bằng khi tập.
Về độ cứng mặt sàn tập
Nếu bạn tập Yoga trên những mặt sàn mềm như bãi cỏ, bãi biển,… thì nên lựa chọn những tấm Yoga có độ dày mỏng. Việc này không chỉ giúp bạn tạo một mặt phẳng tập chắc chắn, giúp giữ thăng bằng tốt mà còn rất dễ dàng mang đi.
Ngược lại, nếu bạn tập Yoga trên những sàn nhà cứng thì nên chọn những thảm tập Yoga dày hơn một chút. Việc chọn thảm tập mỏng trong những trường hợp này không phù hợp. Vì khi các bộ phận cơ thể tiếp xúc sẽ đau và không có cảm giác thoải mái.
Về bài tập cụ thể
Nếu bạn tập những động tác nhẹ nhàng giúp thư giãn và phục hồi cơ thể thì nên chọn những loại thảm tập có độ dày lớn. Chúng sẽ tạo sự êm ái, hỗ trợ rất lớn tới những tư thế thư giãn. Bên cạnh đó, cũng giúp bạn dễ chịu hơn khi thực hiện động tác.
Ngược lại, với những động tác mang tính khắc nghiệt như Anusara hay Bikram, việc chọn thảm tập dày sẽ tốt hơn. Chúng giúp bạn có thể giữ thăng bằng tốt hoặc không bị ngã khi phải di chuyển liên tục.
#3. Chống trơn trượt
Yoga là những bài tập đòi hỏi nội lực rất lớn từ bên trong. Do đó, trong thời gian tập luyện, cơ thể bạn sẽ tiết ra mồ hôi rất nhiều. Việc sử dụng những tấm thảm chống trơn trượt sẽ giúp bạn hạn chế mức độ rủi ro khi tập.
#4. Mức độ bằng phẳng
Tương tự như tính chất chống trơn trượt, loại thảm có mức độ bằng phẳng tốt sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro khi tập. Bởi lẽ, dĩ nhiên, một tấm thảm nhấp nhô, lồi lõm sẽ rất dễ khiến bạn bị ngã, nhất là những động tác đứng một chân, nhoài người ra trước và cần giữ thăng bằng.
Yoga định tuyến
Yoga định tuyến là một loại thảm Yoga khá đặc biệt, mà ở đó, trên mặt thảm có những đường kẻ nhằm xác định giùm người tập vị trí cần đặt tay, chân và các bộ phận khác. Để từ đó, nâng cao tính chính xác trong các bài tập Yoga và hạn chế được những rủi ro do việc tập sai tư thế.
Thảm tập yoga định tuyến
Do đó, khi lựa chọn thảm tập Yoga, đây cũng là một tiêu chí bạn nên chú ý. Những người mới tập Yoga, nếu có điều kiện thì nên lựa chọn loại thảm này.
Không có nhận xét nào
Đăng nhận xét